Vai trò của âm thanh ánh sáng trong tổ chức sự kiện

Làm sao để một sự kiện trở nên ấn tượng và chuyên nghiệp ngay từ khoảnh khắc đầu tiên? Vai trò của âm thanh ánh sáng trong tổ chức sự kiện chính là yếu tố then chốt giúp định hình không gian và truyền tải thông điệp. Dù là hội nghị, lễ khai trương hay sự kiện ngoài trời, việc đầu tư đúng vào giải pháp âm thanh ánh sáng sự kiện sẽ quyết định đến cảm xúc, sự tương tác và ấn tượng lâu dài của người tham dự.

1. Vai trò của âm thanh ánh sáng trong tổ chức sự kiện 

Âm thanh và ánh sáng là bộ đôi không thể thiếu giúp tạo nên sự thành công cho bất kỳ sự kiện nào. Vai trò của âm thanh và ánh sáng rất quan trọng góp phần hỗ trợ truyền tải thông điệp, chủ đề và cảm xúc của chương trình đến người tham dự một cách rõ ràng.

So kè HAY FEST và Những Thành Phố Mơ Màng: Đâu là lễ hội âm nhạc “căng cực”  nhất 2023? | bởi MAC Event | Brands Vietnam

Âm thanh và ánh sáng là yếu tố không thể thiếu trong một sự kiện

Âm thanh đóng vai trò như “linh hồn” của sự kiện, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trải nghiệm của khán giả. Đặc biệt, với các chương trình biểu diễn nghệ thuật hay sự kiện âm nhạc, âm thanh chất lượng cao chính là yếu tố tạo nên sự kết nối và cảm xúc cho người xem.

Ánh sáng không chỉ là công cụ chiếu sáng mà còn là yếu tố nghệ thuật giúp tôn vinh sân khấu và làm nổi bật không gian tổ chức. Khi được kết hợp hài hòa với âm thanh, ánh sáng sẽ giúp toàn bộ chương trình chạm đến cảm xúc và giữ chân khán giả từ đầu đến cuối.

2. Các loại thiết bị âm thanh phổ biến nhất trong sự kiện 

2.1 Loa sự kiện 

Loa là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ dàn âm thanh nào, từ không gian nhỏ như phòng họp đến hội trường lớn hoặc sân khấu ngoài trời. Việc lựa chọn đúng loại loa sự kiện chuyên dụng giúp âm thanh phát ra rõ ràng, lan tỏa đều khắp không gian và phù hợp với tính chất chương trình. Các dòng loa thường được sử dụng gồm: loa full-range, loa sub bass, loa treo, loa array… Việc cân nhắc kỹ giữa loa bass dương và bass âm, hoặc thiết kế loa treo hay loa nằm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và chất lượng âm thanh.

Loa là thành phần tạo nên yếu tố âm thanh trong sự kiện

2.2 Micro 

Micro giúp truyền tải giọng nói của người dẫn chương trình, diễn giả hoặc ca sĩ đến khán giả một cách rõ nét và ổn định. Trong tổ chức sự kiện, micro không dây chuyên nghiệp được ưu tiên sử dụng nhờ tính linh hoạt, dễ di chuyển và độ thẩm mỹ cao. Chúng hoạt động hiệu quả trong các không gian rộng như sân khấu lớn hoặc hội trường. Ngược lại, micro có dây vẫn là lựa chọn phù hợp cho những sự kiện nhỏ, chi phí tiết kiệm và âm thanh ổn định trong phạm vi ngắn.

 

2.3. Thiết bị đẩy công suất

Thiết bị đẩy công suất có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu từ mixer và truyền đến loa. Tùy vào quy mô sự kiện và diện tích tổ chức, bạn nên lựa chọn thiết bị có công suất phù hợp. Với những sân khấu ngoài trời hoặc hội trường lớn, nên ưu tiên các dòng đẩy công suất cao để đảm bảo âm thanh không bị loãng hoặc méo tiếng. Trong khi đó, không gian nhỏ hơn nên chọn thiết bị công suất vừa phải để tránh hiện tượng âm thanh quá lớn gây chói tai.

 

2.4. Bàn mixer

Bàn mixer là thiết bị giúp kỹ thuật viên kiểm soát toàn bộ hệ thống âm thanh: từ cân chỉnh tần số, âm lượng, độ vang cho đến xử lý hiệu ứng. Trong các chương trình biểu diễn chuyên nghiệp, bàn mixer là công cụ không thể thiếu để đảm bảo âm thanh mượt mà, giàu cảm xúc và đồng nhất trong suốt chương trình. Dù có giá thành cao, nhưng hiệu quả mà bàn mixer mang lại là cực kỳ xứng đáng.

Bàn mixer giúp chuyên viên sự kiện điều chỉnh âm thanh của hội trường

 

2.5. Thiết bị âm thanh bổ trợ khác

Ngoài các thiết bị chính kể trên, một số thiết bị bổ trợ như vang số, bộ quản lý nguồn, màn hình kỹ thuật số, equalizer… cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc tối ưu hóa hệ thống âm thanh. Khi được kết nối và cấu hình đồng bộ, toàn bộ hệ thống sẽ vận hành mượt mà, giảm thiểu sự cố và đảm bảo chương trình diễn ra suôn sẻ.

3. Các loại thiết bị ánh sáng phổ biến nhất trong sự kiện 

3.1. Đèn follow 

Với các chương trình nghệ thuật quy mô lớn như nhạc kịch, trình diễn thời trang hay gala tổng kết cuối năm, đèn follow là thiết bị cần thiết để làm nổi bật nghệ sĩ hoặc người biểu diễn chính. Ngoài ánh sáng trắng truyền thống, đèn follow hiện đại còn hỗ trợ nhiều chế độ màu sắc khác nhau, mang lại hiệu ứng ánh sáng sinh động hơn cho các tiết mục.

Đèn follow tạo tâm điểm cho khán giả tập trung trên sân khấu

 

3.2. Đèn scanner

Đèn scanner sân khấu là thiết bị tạo hiệu ứng ánh sáng linh hoạt, chuyên dùng để bổ sung màu sắc và hình ảnh động cho các tiết mục có tiết tấu nhanh, mạnh. Loại đèn này có khả năng chiếu ra nhiều hình dạng khác nhau như xoáy nước, hình sao, bông hoa… đồng thời thay đổi hướng chiếu và màu sắc linh hoạt. Scanner thường được bố trí ở các góc sân khấu, giúp không gian thêm phần hấp dẫn, cuốn hút và bớt đơn điệu.

 

3.3. Đèn moving head

Đèn moving head dễ bị nhầm lẫn với scanner, nhưng đèn moving head lại nổi bật nhờ khả năng xoay linh hoạt với góc quét lên đến 540 độ. Nhờ khả năng điều chỉnh góc chiếu rộng và chính xác, moving head mang lại hiệu ứng ánh sáng sân khấu chuyên nghiệp, góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ cho toàn chương trình.

 

3.4. Đèn strobe 

Strobe light, hay còn gọi là đèn chớp, thường được sử dụng ở những đoạn cao trào trong chương trình để tạo hiệu ứng thị giác mạnh mẽ. Khi kết hợp với máy tạo khói sân khấu, loại đèn này giúp tạo cảm giác sống động, gây ấn tượng mạnh cho khán giả,  đặc biệt là trong các sự kiện âm nhạc, EDM, countdown hay buổi biểu diễn có tiết tấu nhanh.

3.5. Đèn cực tím (UV)

Đèn UV sân khấu là thiết bị thường dùng trong các màn trình diễn mang tính nghệ thuật cao như múa lửa, nhảy hiện đại hoặc tiết mục sử dụng vật liệu phản quang. Loại đèn này tạo ra ánh sáng tím đặc trưng giúp làm nổi bật các trang phục, phụ kiện, đạo cụ có khả năng phát quang. Ngoài ra, UV light cũng giúp tạo phông nền huyền ảo, tăng chiều sâu thị giác cho không gian biểu diễn.

 

3.6. Đèn mặt trời 

Khác với các loại đèn tạo hiệu ứng, đèn mặt trời thường được dùng để chiếu sáng tổng thể toàn bộ sân khấu trong các phân đoạn mở đầu hoặc kết thúc chương trình. Loại đèn này có cường độ ánh sáng mạnh, cho phép làm nổi bật toàn bộ không gian mà không cần hiệu ứng đặc biệt, rất phù hợp với những sự kiện mang tính trang trọng hoặc nghi lễ.

 

3.7. Đèn trung tâm 

Đèn trung tâm sân khấu thường được lắp ở vị trí cao, trung tâm hoặc ngay trên đỉnh trần. Nó đóng vai trò phân bố ánh sáng đều khắp không gian, tạo hiệu ứng vui tươi, sôi động cho chương trình. 

 

3.8. Đèn laser 

Dù không tạo hiệu ứng quy mô lớn như moving head, nhưng đèn laser sân khấu lại nổi bật bởi khả năng tạo ra những tia sáng mảnh, có màu sắc nổi bật và dễ dàng gây ấn tượng thị giác. Thường được dùng trong các chương trình biểu diễn DJ, laser show hoặc sân khấu ngoài trời, loại đèn này tạo nên những đường sáng sắc sảo và mạnh mẽ, phù hợp để khuấy động không khí sự kiện.

4. Vietteam Group – Cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện trọn gói chất lượng 

Vietteam Group là công ty tổ chức sự kiện, team building và media hàng đầu tại Đà Nẵng với gần 10 năm kinh nghiệm. Thực hiện hàng nghìn chương trình đa dạng quy mô, giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hiệu quả và chuyên nghiệp.

Chúng tôi cam kết mang đến các sự kiện sáng tạo, chỉn chu, đúng mục tiêu được thiết kế riêng theo nhu cầu từng khách hàng. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm và hệ thống thiết bị hiện đại, Vietteam luôn đồng hành cùng bạn để tạo nên những sự kiện ấn tượng, thành công trọn vẹn.

 

Thông tin liên hệ

Hotline: 0902.347.222
Địa chỉ: 22 Triệu Việt Vương, Sơn Trà, Đà Nẵng
Website: https://vietteamgroup.com/
Fanpage: Việt Team Group